











Những khu vực cơ bản trên 1 mainboard( bo mạch chủ) thông thường
Chào mừng các bạn đã đến với loạt bài về các linh kiện máy tính. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về các khu vực hoạt động trên bo mạch chủ (mainboard) nhé. Với nhiều người, bo mạch chủ là một mớ các linh kiện phức tạp, nhìn thì rối cả mắt và chắc phải tầm kĩ sư mới có thể lắp đặt và sử dụng nó. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều người yêu máy tính cũng có thể sử dụng và lắp đặt nó một cách dễ dàng mà chẳng cần phải đi học bất cứ một khóa học kĩ thuật nào. Vậy chúng ta hãy cùng xem nhé!
SOCKET CPU- Khu vực lắp đặt VI XỬ LÍ TRUNG TÂM
Một đất nước luôn có vị vua trì vị và vương quốc MainBoard thì luôn phải có vị vua CPU trị vì. Ngai vàng của ngài, chính là SOCKET CPU cũng là nơi to đẹp và hoành tráng nhất trong vương quốc. Khu vực ngài ngồi luôn sang trọng bậc nhất, được mạ vàng ( để tăng tính tiếp xúc). Xung quanh là vị vua CPU là những người phục vụ (VRM- sẽ được nói ở phần sau). Tùy theo các loại mainboard mà SOCKET CPU sẽ có những hình dáng khác nhau. Điều kiện cần để một CPU tương thích với mainboard là ít nhất là chúng phải cùng dùng chung một chuẩn SOCKET. Sau đây sẽ là một số chuẩn socket cpu thông dụng:
SOCKET AM4, với đa số các cpu thế hệ Ryzen được sử dụng SOCKET Intel 1151 v2, với đa số chip Intel CORE i đời mới
KHE CẮM RAM
Ram( Random Acess Early) dịch ra nghĩa là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Ram có vai trò quan trọng trong việc lữu trữ dữ liệu tức thời phục vụ CPU xử lí và tính. Khi mất điện thì dĩ nhiên ram cũng sẽ mất dữ liệu. Một khu vực gần cạnh CPU với số khe cắm luôn là số chắn( 2,4,6,8 và hơn thế nữa....) Các bo mạch chủ chủ hiện đại ngày đa số sử dụng ram DDR4 với tốc độ từ 2133 mhz trở lên. Các main board cũ hơn thì sử dụng chuẩn DDR3 với bus thấp hơn. Mỗi chuẩn ram DDR luôn đi kèm 1 chân cắm khác nhau cho mỗi loại. RAM hiện đại ngày này có tốc độ chạy ở mức rất cao, từ 2400 cho tới 3000. Cá biệt có những thanh ram có thể chạy lên tới tốc độ 4000 tùy theo sự hỗ trợ của CPU và bo mạch chủ, tất nhiên chúng có giá không hề rẻ.
Ram với chân cắm DDR4
VRM (Voltage Regulator Module)- mô đun điều chỉnh điện áp
Để cấp điện cho CPU hoạt động ổn định thì ko thể thiếu VRM. Một mainboard xịn luôn đi kèm với một dàn VRM khủng. Khủng tức là khả năng cấp điện áp sạch và ổn định nhất cho CPU. CPU máy tính đa số chạy trong khoảng 1.1v đến 1.3v, vì vậy VRM chính là trạm biến áp chuyển dòng 12v thành dòng điện áp mà CPU mong muốn. Thường một mạch VRM tốt thì luôn đi kèm 1 dàn phase tốt. Nhìn chung có rất nhiều các yếu tốt kĩ thuật phức tạp quyết định VRM có giúp cho CPU có thể chạy hết công suốt của nó hay ko. Tất cả chỉ có thể hiện qua các bài test và hiệu năng chạy thử.
Hệ thống VRM xung quanh khu vực socket
CHIPSET
CHIPSET chính là người trợ thủ đặc lực của CPU, điều hành quản lí toàn bộ hoạt động của mainboard cùng CPU, và nhiều tính năng khác do hãng sản xuất tích hợp và chipset. Hiện trên thị trường chỉ có chipset của 2 hãng đối thủ là Intel và AMD. Main sử dụng chipset của hãng nào thì dùng CPU của hãng đó. Khu vực chipset luôn trông rất tách biệt và dễ nhận ra. Một số dòng cao cấp, chipset hoạt động với công suất cao nên có thể sử dụng thêm quạt riêng để giải nhiệt. Trên các dòng mainboard mới, thâm chí khu vực chipset có đèn led RGB và thể hiện thương hiệu riêng của từng hãng làm mainboard.
Chipset Intel Z390 tại hình rồng của mainboard MSI GODLIKE Chipset AMD X570 tại hình bánh răng của mainboard X570 TAICHI
THIẾT BỊ LƯU TRỮ
Đây là nơi chúng ta sẽ lắp các ổ cứng SSD/ HDD để lưu trữ dữ liệu. Các mainboard hiện đại ngày nay đều sẽ có cổng SATA. Các bo mạch chủ mới nhất còn tích hợp các khu vực cắm SSD chuẩn cao (NVME)
6 cổng sata để cắm SSD/HDD 2 Cổng SSD chuẩn m2 thế hệ mới
KHU VỰC PCI-E:
Đây là khu vực cắm các thiết bị giúp hỗ trợ hệ thống xử lí và tính toán. Thiết bị phổ biến nhất chính là bộ vi xử lí đồ họa GPU rời, hay thường gọi là card màn hình, giúp tăng tốc xử lí hình ảnh trong quá trình chơi game, đào bit-coin hay chạy thuật toán AI..v...v ngoài ra còn thể cắm card wifi, bluetooth, card âm thanh...hay bất cứ thiết bị nào sử dụng chuẩn PCI-E vào khe cắm dạng này. Chân cắm nhỏ cũng có thể cắm vào khe PCI-E to hơn.
Hệ thống 7 khe PCI-E trên một mainboard
KHU VỰC GIAO TIẾP NGOẠI VI:
Hay còn gọi là bảng I/O. Đây là nơi chúng ta sẽ cắm các thiết bị ngoại vi để giao tiếp và sử dụng với máy tính của chúng ta. Cổng usb, cổng xuất hình, cổng internet và nhiều thứ khác được tích hợp để thuận lợi cho quá trình sử dụng máy tính của chúng ta.
Khu vực giao tiếp ngoại vi của mainboard aorus
KHU VỰC GIAO TIẾP VỚI CASE( THÙNG MÁY):
Thường nằm ở dưới cùng mainboard, khu vực này chứa nhiều chân cắm để sử dụng để set up các nút bấm cho vỏ case máy tính. Mỗi mainboard luôn có 1 cách set up khác nhau nên luôn cần đọc hướng dẫn sử dụng của nó nếu bạn ko muốn làm main của bạn bốc khói nghi ngút. Các tính năng thường thấy ở đây sẽ là nút tắt- nút reset – một số cổng usb bên ngoài case vi tính.
Các đầu chân cắm cài đặt cho vỏ case
HỆ THỐNG FAN VÀ LED CPU
+FAN: Các cổng cắm quạt phục vụ công tác giải nhiệt cho CPU. Thường nằm ở cạnh CPU, xung quanh bo mạch chủ và tương đối dễ nhận biết. Cùng nhìn 1 ví dụ cụ thể nào :
Hai cầu chân cắm quạt ( SYS_FAN2 và SYS_FAN1) có điều tốc
+LED
Trào lưu RGB trong giới độ case đã làm cho cổng này xuất hiện như một lẽ tự nhiên trên các sản phẩm chính thức. Mainboard cao cấp hiện nay đa số sử dụng cổng led RGB 5v và cổng led RGB 12v để cấp điện cho hệ thống lòe lọe trên main. Đây là 1 tính năng cao cấp và đôi khi những mainboard rẻ tiền hoặc chú trọng hiệu năng sẽ ko có tính năng này.
Có rất nhiều kiểu set up đèn led trên main, mỗi hãng lại có 1 hệ sinh thái đèn led riêng và kiểu chân cắm cũng khác nên cần đọc hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên tất cả đều có điểm chung: led 5v cắm vào chân cắm 12v thì sẽ làm cháy đèn led!
Chân led RGB 12v trên mainboard
Qua những thông tin trên đây thì có lẽ các bạn đã có được một cái nhìn tổng quan về bo mạch chủ (mainboard hay motherboard). Qua đó hiểu được phần nào tầm quan trọng của linh kiện này trong các hệ thống máy tính ngày nay. Cám ơn các bạn đã theo dõi. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.