











Màn hình cho dân đồ họa luôn đòi hỏi một số tiêu chuẩn mà có lẽ, đôi khi chúng ta còn chưa biết một cách rõ ràng, hoặc nhập nhằng. Vậy những tiêu chuẩn nào cần phải ưu tiên cho màn đồ họa nhỉ ? Đó là...
Màn hình đồ họa chuyên nghiệp nhất chính là những màn hình giá đắt nhất. Điều đó không có nghĩa cứ làm đồ họa là chúng ta phải mua màn hình thật là đắt. Hiện nay, chủ yếu màn hình đang được phân loại theo chuẩn màu là sRGB và Adobe RGB . Sự khác biệt giữa hai tiêu chuẩn này là phạm vi của màu sắc có thể được hiển thị khi dải màu Adobe RGB rộng hơn và chi tiết hơn.
>>> Cổng Display Port chuyên nghiệp cho đồ họa
Adobe RGB có phạm vi màu rộng hơn theo hướng của màu xanh lá cây so với sRGB, cho phép sự biểu hiện của màu sắc với độ bão hòa hơn. Vì vậy, nó là thích hợp để thể hiện màu sắc phong phú như: vùng nước nông hoặc cây xanh. Adobe RGB thường được sử dụng trong ngành công nghiệp xuất bản, ví dụ như in ấn banner, logo, bìa tạp chí.
Một số máy ảnh kỹ thuật số cao cấp hoặc máy quét có thể ghi lại hình ảnh trong không gian màu Adobe RGB. Tuy nhiên, để có những hình ảnh với màu sắc chính xác, bạn cần phải sử dụng màn hình hoặc máy in hỗ trợ Adobe RGB. Chính vì, việc đòi hỏi một màn hình có hỗ trợ chuẩn màu Adobe RGB luôn cần thiết với những người làm việc chuyên nghiệp.
Một tần số siêu cao là không cần thiết với dạng màn hình dành cho dân đồ họa như thế này. Chủ yếu tần số nằm trong khoảng từ 60hz trở lên cho tới 75hz là vừa đủ xài. Và tầm nền IPS luôn được ưu tiên, với khả năng cung cấp màu sắc chuẩn ở hầu hết mọi góc nhìn. Ngoài ra tần số vừa phải sẽ khiến việc làm việc với màn hình trong khoảng thời gian dài thoải mái và tránh bị mệt mỏi.
Màn hình chuyên đồ họa Pro Art 27 inch tới từ Asus
Ngành đồ họa kĩ thuật số ngày nay có rất nhiều ngành nhỏ. Chỉnh sửa ảnh, chỉnh sửa video, dựng phối cảnh, thiết kế kiến trúc, hay đơn giản là làm banner website, đều thuộc 1 nhánh của ngành đồ họa. Mỗi một mục đích sử dụng một nhóm phần mềm khác nhau, và nhu cầu về không gian làm việc là khác nhau. Có những người thoải mái với những hệ thống nhiều màn hình. Nhưng có những editor lại thích màn hình cong và dài để tiện edit phim. Hoặc đơn giản là 1 màn hình thật là to với độ phân giải 2k ?
Màn hình siêu dài phục vụ edit video
Màn hình khi xuất hình phải đi kèm với khả năng của phần cứng. Màn hình xịn nhưng phần cứng không đáp ứng được, dẫn tới hình ảnh xấu, lãng phí tiền bạc là một lỗi tương đối phổ biến. Vì người nghệ sĩ không phải lúc nào cũng có thể am hiểu hết được phần cứng máy tính. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra một số nhận dạng cho màn hình phù hợp máy tính của bạn.
Vì sao chúng tôi chia VGA gaming của Nvidia thành 1 dòng ( bao gồm các dòng GTX và kể cả RTX) và gộp dòng Quadro và card AMD thành một dòng ?
Card đồ họa AMD, hỗ trợ hình ảnh 10 bit màu trên mọi card đồ họa
Đấy là vì VGA chơi game của Nvidia chỉ hỗ trợ màu sắc 8 bit màu. Còn nhóm còn lại hỗ trợ 10bit màu. Chính vì vậy, khi lựa chọn những màn hình đắt tiền, hỗ trợ 10bit màu, bạn nên lưu ý đến khả năng hỗ trợ khả năng xuất hình của VGA. Một ví dụ điển hình chính là VGA RTX 2080ti có trị giá hàng chục triệu đồng, nhưng không hề hỗ trợ dải màu 10bit phục vụ chỉnh sửa màu. Hãy lưu ý để tránh mất tiền oan.
Sự khác biết giữa 8bit màu và 10 bit - bạn là có phải là một colourista ?
Một màn hình chạy với độ phân giải quá cao, hoặc là chạy quá nhiều màn hình trên các phần mềm chỉnh sửa quá nặng, với phần cứng không đủ mạnh chính là một lỗi phổ biến mà chúng ta cần phải chủ ý. Ví dụ như nếu chúng ta chỉ có nhu cầu chỉnh sửa video FULL HD, có lẽ không nên sắm màn hình 4K. Ngoài ra cũng nên chú ý tới phần cứng của bạn có đáp ứng được phần mềm mà bạn sử dụng cho việc chỉnh sửa đồ họa không.
Sửa ảnh và video trên màn hình 8k đòi hỏi bạn sử dụng các sản phẩm 8k với cấu hình cực kì khủng khiếp